Khắc dấu Tuấn Anh xin được tổng hợp tất cả các câu hỏi thường gặp mà quý khách hàng hay gặp phải trong quá trình tiếp cận với lĩnh vực Khắc Dấu – Làm Con Dấu cho bản thân hoặc cho doanh nghiệp của mình. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thường xuyên các câu hỏi để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng. Rất mong có thể ít nhiều hỗ trợ được quý khách hàng. Khắc dấu Tuấn Anh trân trọng cảm ơn !

Banner-Khắc-Dấu-giá-rẻ-Lấy-Ngay-Uy-Tín-số-1-Hồ-Chí-Minh
Banner-Khắc-Dấu-giá-rẻ-Lấy-Ngay-Uy-Tín-số-1-Hồ-Chí-Minh

Tìm hiểu chi tiết khái niệm về con dấu doanh nghiệp? Định nghĩa về con dấu doanh nghiệp?

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,… Con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

Con dấu doanh nghiệp phải bao gồm những gì ?

Theo quy định của pháp luật, con dấu doanh nghiệp phải bao gồm :

  1. Số lượng con dấu.
  2. Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu.

Có những Quy định về quản lý và sử dụng con dấu nào ?

Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Các trường hợp phải thay đổi con dấu doanh nghiệp ?

Các trường hợp cần thay đổi con dấu doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau :

  1. Thay đổi tên công ty
  2. Thay đổi dấu mòn méo, do hỏng, không còn giá trị sử dụng
  3. Thay đổi hình thức con dấu
  4. Công ty thành lập trước ngày 01 tháng 06 năm 2010, nếu mã số doanh nghiệp và mã số thuế chưa hợp nhất, nay muốn hợp nhất lại làm một, công ty phải thay đổi lại con dấu doanh nghiệp cho phù hợp.

Nguồn tham khảo thêm: Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Có những loại con dấu doanh nghiệp nào ? Phân loại con dấu doanh nghiệp ra sao ?

Có 2 loại con dấu cơ bản là con dấu pháp lý và con dấu không mang tính pháp lý.

Con dấu pháp lý: Là con dấu thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước, phát hành theo quy định và sự quản lý của nhà nước.Con dấu này giúp xác nhận được tính pháp lý của các văn bản, tài liệu do cơ quan nhà nước ban hành.

Con dấu không mang tính pháp lý: Là các loại con dấu thường được rất hay dùng trong công việc của doanh nghiệp. Dấu có các hình như hình tròn, hình vuông, hình tam giác với 2 tông màu chính đó là màu xanh và màu đỏ.

Có những mẫu con dấu nào doanh nghiệp ? Mẫu con dấu cho công ty ?

Có rất nhiều mẫu con dấu doanh nghiệp hay mẫu con dấu công ty để bạn lựa chọn. Chúng tôi xin phép được kể ra 1 vài mẫu phổ biến nhất để các bạn tham khảo dưới đây:

Mẫu con dấu công ty

569 người đã mua
948 người đã mua
161 người đã mua

Mẫu con dấu chức danh

Các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều các loại mẫu con dấu cho doanh nghiệp khác tại đây: Mẫu con dấu

Ưu, nhược điểm khi sử dụng con dấu

Khắc dấu Tuấn Anh xin phép đưa ra 1 vài ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình sử dụng con dấu doanh nghiệp. Xin mời các bạn tham khảo:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và người sử dụng
  • Sử dụng dễ dàng chỉ cần đổ mực vào là có thể đóng ngay và luôn, rất nhanh chóng.
  • Nét mực đẹp, rõ ràng không bị nhòe
  • Giá cả hợp lý, dùng được trong thời gian khá dài

Để có được những ưu điểm trên, các bạn lưu ý sử dụng dịch vụ khắc dấu của 1 đơn vị khắc dấu uy tín để đảm bảo sản phẩm có chất lượng và độ bên đẹp cao nhất. Các bạn có thể tham khảo Dịch vụ khắc dấu của Khắc Dấu Tuấn Anh để có thêm lựa chọn đúng đắn nhất.

Nhược điểm

  • Mỗi lần đổ mực khá bất tiện, phải gỡ con dấu ra đổ vào dễ bị lem ra tay.
  • Đóng nhiều lần liên tục sẽ dẫn đến con dấu bị nghen, phải kéo xuống mới đóng tiếp được.

Nhược điểm trên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục hoặc sửa chữa. Tham khảo dịch vụ sửa con dấu tận nơi của khắc dấu Tuấn Anh – Cam kết nhanh chóng – chất lượng – bảo hành lâu dài.

Khi sử dụng con dấu cần chú ý những gì ?

Để sử dụng tốt con dấu thì bạn phải chú ý đến một vài lưu ý sau:

Thứ nhất: Khi đóng dấu phải đóng dứt khoát, rõ ràng, thẳn thắn đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

Thứ hai: Nếu đóng dấu lên chữ kỹ thì nên đóng trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.

Cuối cùng: Đối với những văn bản dài nhiều trang nên đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Tổng Kết: 

Trên đây là những tổng hợp cơ bản về các câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng con dấu doanh nghiệp. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Khắc Dấu Tuấn Anh để được giải đáp, phục vụ nhiệt tình nhất.

Hotline: 0977010608

Facebook: Khắc Dấu Giá Rẻ Tuấn Anh

Trân trọng cảm ơn !